Vân Nam Trung Quốc

8 Ngày Ở Vân Nam – Trung Quốc – 04/4/2018 – 11/4/2018 – 11,5 triệu tổng chuyến
Mình đã muốn đi Trung Quốc từ rất lâu rồi. Mãi đến giờ mới có dịp được chạm tay đến một trong những nước có sức ảnh hưởng lớn đến thế giới. Bỏ qua những lời dè bỉu khi nghe đến “danh-tiếng-mà-ai-cũng-biết-là-gì-đấy”, mình vẫn quyết định làm một chuyến đến Trung Quốc. Và tại sao lại là Vân Nam?
Vì Vân Nam có quá nhiều thứ gắn liền với mình, đủ để tạo nên động lực cho chuyến đi vừa rồi. Vân Nam vừa là nơi có sông Lan Thương, khởi nguồn của sông Mê Kông chảy qua, vừa là chốn gắn với hồi ức về Thiên Long Bát Bộ. Vân Nam có khí hậu ôn hòa, có vùng đất Shangri La huyền thoại nổi tiếng trong cuốn The Lost Horizon, có cả Nữ Nhi Quốc mà người ta vẫn thường biết đến qua Tây Du Ký. Và cuối cùng, Vân Nam cho mình cái cảm giác khó tả khi lần đầu được thấy tuyết.
Vậy đi Vân Nam có khó không? Với những kinh nghiệm của mình sau đây, thì chắc chuyến đi của bạn sẽ giảm hẳn 50% áp lực vấn đề sống còn ở Trung Quốc.

1. Công Tác Chuẩn Bị

a. Visa

Muốn đến Trung Quốc, bạn bắt buộc phải có Visa (đối với Việt Nam). Tùy loại hình lưu trú của bạn ở Trung Quốc mà xin visa cho đúng loại. Đi Du Lịch TQ thì cần xin Visa L. Mình đã có một bài viết về thủ tục xin Visa Trung Quốc nhưng là ở Malaysia.
Thủ tục xin Visa ở Việt Nam cũng khá tương tự, chỉ trừ EP ở Malaysia do bạn là công dân Việt Nam, ko cần cái đó. Bạn cần bổ sung thêm Chứng Minh Tài Chính + Hộ Khẩu + Đơn xin nghỉ phép của công ty/trường học để làm mạnh hồ sơ của mình, tạo điều kiện dễ được cấp visa. Nhưng cứ yên tâm nhé, do Visa TQ thuộc loại dễ nhất rồi nên cũng không cần lăn tăn nhiều. Hoặc bạn cũng có thể làm dịch vụ và ngồi nhà xơi nước nếu ở Việt Nam, phí dịch vụ khá cao tầm 100$ trở lên, nhưng tỷ lệ rủi ro thấp (nhưng không phải là không có, do team mình đã có 1 em bị rớt visa dịch vụ). Tầm 1 tuần là có visa cầm tay ngay. Và dù đã có visa hợp lệ nhưng bên hải quan vẫn có thể ách bạn lại bất cứ lúc nào nếu thấy khả nghi, và mình đã từng bị như thế do bọn TQ lầm tưởng mình nhập cư bất hợp pháp @@. Sau một hồi giải thích và lật xem hết các trang trong Passport thì họ mới cho mình đi. Nên đi đâu cũng đừng chủ quan bạn nhé
30713972_2077740232467499_4055269723875573760_n
Phiếu nhập cảnh

b. Săn Vé Máy Bay

Công cuộc săn vé máy bay lại là một thử thách khác cho cung này. Do chỉ có Hà Nội mới mở đường bay thẳng tới Côn Minh, nên bạn nào đi từ Sài Gòn chỉ có 2 cách. Một là bay ra Hà Nội, sau đó lại bay tiếp đến Côn Minh. Hai là quá cảnh ở một trong hai thành phố Bangkok (Thái) và Kuala Lumpur (Malaysia). Cách một thì có phần vất vả hơn do bạn phải tách thành 2 đợt vé riêng biệt. Với cách 2, bạn dễ dàng book vé qua các hãng của Thái Lan và Malaysia, mà đơn cử là Air Asia, hãng hàng không giá rẻ đã quá nổi tiếng. Hoặc bạn cũng có thể chọn các hãng của China như Southern Airline, Lucky Air… Các hãng này giá khá đắt nhưng dịch vụ lại khá ok, thường sẽ quá cảnh Quảng Châu.
Mình khuyên bạn nên săn vé trước ngày đi tầm 1-2 tháng. Gía vé tháng 4 mình săn trước 3 tháng là 3,5 triệu khứ hồi (do mình đi từ Kuala Lumpur). Gía vé từ Sài Gòn cùng hãng Air Asia dao động tầm 4,5 triệu khứ hồi (quá cảnh ở Kuala Lumpur)
Các ban đi từ Hà Nội thì dễ hơn, có thể đi bằng 2 cách: Đi đường bộ sang cửa khẩu Hà Khẩu – Lào Cai, sau đó lại đi tàu tiếp từ Hà Khẩu – Côn Minh. Chặng này mất khoảng 1 ngày là tới Côn Minh. Hoặc bạn bay trực tiếp đường bay thẳng 2h từ Hà Nội đến Côn Minh, giá vé khứ hồi từ 3 triệu đến 5 triệu

c. VPN

Toàn Trung Quốc được bao bọc bởi một bức tường lửa ảo khổng lồ chặn tất cả các phần mềm nổi tiếng từ Facebook, Instagram cho tới Google. Cách duy nhất để bạn vượt tường lửa là cài đặt VPN vào điện thoại. Một app giả lập ID mạng để fake sang máy chủ nước khác, nhầm tránh sự thăm dò và hạn chế từ máy chủ Trung Quốc. Có hàng trăm phần mềm VPN từ trả phí cho đến miễn phí. Các phần mềm trả phí (10-12$/tháng) mà nhiều người hay dùng khi đi Trung Quốc là ExpressVPN và VyprVPN. Nhưng bạn vẫn có thể tải VPN miễn phí mà không tốn xu nào, có điều cái gì miễn phí thì cũng sẽ ì ạch hơn cái trả phí. Phần mềm bọn mình dùng là Betternet, hoàn toàn miễn phí trong 7 ngày, sau 7 ngày dùng thử thì phải trả phí. Bạn có thể tìm hiểu thêm về VPN qua Google

d. Sim Điện Thoại

Bạn có thể tự mua sim điện thoại trước tại Việt Nam hoặc qua Trung Quốc rồi mới mua đều được. Với lựa chọn đầu thì đa phần các sim có trên thị trường là sim Data du lịch chỉ dùng để truy cập Internet chứ không nghe gọi, nhắn tin được. Đơn cử là gói sim của nhà mạng China Unicom – nhà mạng duy nhất phù hợp với tất cả các dòng điện thoại trên thế giới. Unicom có các gói 7 ngày 2GB Unlimited (ko giới hạn tốc độ), 8 Ngày 4GB (2GB ko giới hạn, 2GB tốc độ chậm)… Cách thức dùng Data của Unicom là bạn Roaming từ Hồng Kông qua Đại Lục (do Unicom đặt máy chủ ở Hồng Kông), và khi sử dụng sim của nhà mạng này, bạn ko cần cài VPN do sim đã hỗ trợ sẵn luôn, một công đôi việc. Gía thành sim rơi vào khoảng 400-600k, có thể mua trên shopee hoặc các trang du lịch như Klook.
Đối với việc mua ở TQ thì bạn cần đưa Passport cho người bán sim để đăng ký thông tin. Các nhà mạng Unicom, China Mobile là 2 nhà mạng lớn ở TQ và đều có các gói sim nghe gọi, nhưng nhược điểm là dung lượng 3G/4G cực thấp, và đôi khi sim của China Mobile sẽ ko tương thích một số dòng máy Iphone. Ngoài ra còn có vấn đề ngôn ngữ khi hầu hết các nơi bán sim đều không biết tiếng anh. Và nếu mua sim từ TQ thì bạn bắt buộc phải có VPN để “liên lạc với thế giới loài người” ^^

e. Wechat

Nếu ở nước ngoài có Viber, ở VN có Zalo thì người TQ cũng có Wechat tương tự như vậy. Phải nói đây là một app siêu tiện dụng và vi diệu. Người TQ có tài khoản ngân hàng link với Wechat có thể thanh toán tiền mọi lúc mọi nơi, từ hàng rau, ngoài chợ, từ siêu thị cho đến một tiệm tạp hóa ở vùng xa xôi nào đó. Phải nói là việc trả tiền qua Wechat cực phổ biến tới nỗi đâu đâu cũng có mã QR dán trước quầy thanh toán để người ta Scan và tự thanh toán qua di động, rất ít người sử dụng tiền mặt để trả. Ngoài ra Wechat còn được dùng để báo công an, đặt vé máy bay, đặt phòng, khóa nhà, khóa xe… Nhưng chức năng chính của Wechat vẫn là liên lạc, gọi thoại miễn phí. Bạn nên cài app này trước khi qua TQ vì nó ko bị tường lửa chặn, tạo điều kiện thuận lợi để giao tiếp với nhau. Tuy nhiên cái phần mềm này khi dùng để gõ chữ tiếng việt sẽ bị nhảy chữ, không tròn câu. Đó là thứ duy nhất mình ghét ở App này.

f. Ngôn Ngữ

Điều đáng sợ mà bạn nên biết chính là dân TQ rất ít người biết tiếng anh, và nếu đi những vùng sâu xa, lạ lẫm thì người dân biết tiếng phổ thông là điều đáng mừng rồi chứ đừng nói tới tiếng Anh. Nằm trong top những nước không nói tiếng anh nhiều nhất thế giới, giao tiếp với Trung Quốc đúng là một trở ngại cho các bạn muốn tới nước này. Vậy bạn không biết tiếng có đi được không? Được, dĩ nhiên là được, rất nhiều tây ba lô không biết tiếng vẫn đi được do điện thoại giờ đã có Google dịch + khua tay múa chân 😀. Nhưng mình vẫn khuyên các bạn nên note lại/học thuộc lòng những câu cơ bản giao tiếp, số đếm và trả giá khi đi TQ. Tiếng Trung cơ bản gần giống Tiếng Việt nên nói và nghe không khó học thuộc lắm (dĩ nhiên là trừ viết). Hoặc bạn nên đi chung với các bạn/người thân biết tiếng Phổ Thông để dễ giao tiếp. Ở Vân Nam, do là vùng du lịch chính của miền nam nên tiếng phổ thông dùng được ở hầu hết tất cả mọi nơi, nhưng với một phương điệu hơi khó nghe (nhất là Shangri La và Lugu). Khoảng 10% người biết Tiếng Anh, nhưng trong suốt chuyến đi, mình chỉ gặp đúng duy nhất một bạn nói Tiếng Anh khá tốt.

g. Thời Tiết

Với Vân Nam thì thời tiết ôn hòa, nhẹ dịu nhất chính là từ tháng 4-5 hằng năm do đây là mùa xuân, không khí mát mẻ trong lành, tuyết cũng bắt đầu tan nên đỡ lạnh. Đặc biệt là trời trong xanh, tỷ lệ mưa rất ít chỉ 4 ngày/tháng. Nhưng cái gì cũng có ngoại lệ, team mình dù đi đầu tháng 4 vẫn bị dính 2 ngày mưa, làm nền nhiệt giảm xuống còn 1-5 độ ở mọi nơi từ Shangri La cho tới Côn Minh, một cảm giác thật khó tả . Do là đầu mùa xuân nên cuối tháng 3 cho đến giữa tháng 4 bạn sẽ gặp nhiều loại hoa từ hoa Đào cho đến Hải Đường nở ở khắp mọi nơi. Ngoài ra thì bạn cũng có thể đi 2 tháng 10,11 để canh ngay mùa thu có lá vàng, lên ảnh sẽ đẹp hơn nhiều, nhưng hai tháng này là tháng mùa mưa nên phải đề phòng cả chuyến đi của bạn sẽ chỉ “xách dù lên và đi”.
Do độ cao các vùng chênh lệch nên nền nhiệt và chuyển mùa ở các nơi cũng khác nhau. Nhiệt độ sẽ giảm dần (lạnh dần) theo thứ tự sau
Côn Minh (1500m) – Lệ Giang (2100m) + Lugu Hồ (2200m) – Shangri La (3100m) – Ngọc Long + Thạch Ca (4500-4650m)
Tỷ lệ gặp hoa đào vào tháng 4 cũng sẽ giảm dần theo đúng thứ tự trên (không áp dụng đối với Ngọc Long Tuyết Sơn)

h. Booking Phòng

Mình không cần phải nói nhiều về Book phòng nữa. Bạn có thể book phòng qua các trang Agoda, Booking.com. Đặc biệt là BOOKING.COM vì không cần trả tiền trước, dễ dàng thay đổi lịch trình nếu trục trặc, nhưng sau khi hủy phòng và book lại cái mới, hãy liên lạc với khách sạn để confirm lại, đề phòng họ hủy tất cả booking (kinh nghiệm thương tâm ở Lệ Giang của mình). Gía phòng ở các nơi đều tầm 100-120k/ giường dorm, 250-400k/phòng đôi, đặc biệt giá ở Lệ Giang có hơi đắt hơn một chút khi ở gần phố cổ. Nhưng nhìn chung giá phòng ở Trung Quốc rất rẻ, điều mà mình không ngờ tới. Do ở xứ lạnh quanh năm nên đa số các phòng đều có Chăn Điện giúp làm ấm giường, không còn phải lo “lạnh lẽo” nữa
Các khách sạn mình đã ở đều rất ok, đa số đều biết tiếng Anh
+ Shangri La: Shanga Joy Inn Guest House, giá phòng tầm 80-120 tệ/phòng đôi/ngày – nằm trong khu phố cổ gần đường lớn, anh chủ đẹp trai, biết tiếng anh ổn, cần gì cũng giúp
+ Lệ Giang: Qichi Inn và To Meet You Inn (phiên âm Ma Ni Ke Zhan): Khách sạn phong cách Lệ Giang, các phòng làm bằng gỗ, giá từ 100-150 tệ/ phòng đôi, dù nhỏ nhưng chất lượng rất tốt, có máy sưởi, hai khách sạn quen biết dây mơ rễ má nên ở cái nào cũng được. Anh chủ bên To Meet You người Phúc Kiến cực cực dễ thương, chỉ, hướng dẫn đủ thứ, mỗi sáng còn pha trà nóng cho uống, mở máy sưởi cho dùng, đặc biệt là cho giặt đồ free nghen 😀
+ Lugu hồ: House Of Wanderer: một trong những khách sạn nói tiếng anh tốt nhất, nói gì cũng hiểu tuy chưa thực sự tốt lắm. Gía phòng rẻ nhất chỉ 90 tệ/ phòng đôi. Bày trí trong phòng đơn giản, nhưng bên ngoài thì dễ thương kinh khủng. Có dịch vụ thuê xe đi cả vòng hồ 300 tệ/xe 6 người. Làm ăn rất có tâm, đặc biệt có con cún dễ thương cứ hay đi theo ngoắc đuôi suốt.

i. Book Vé Tàu Hỏa

Về vấn đề Tàu Hỏa. Khu vực Vân Nam có hai tuyến tàu hỏa lớn:
Côn Minh –> Đại Lý –> Lệ Giang và ngược lại
Các bạn nếu đi ngay dịp lễ tết thì nên đặt vé trước qua các website: China Highlighted, China DIY hoặc Ctrip. Đa phần mình thấy người Việt Nam đều đặt qua Ctrip.com. Gía các website khá khác nhau, nhưng Ctrip là yên tâm nhất và rẻ nhất do có thể refund tiền nếu vé bị lỗi.
Tại sao không nên đi bus mà lại đi tàu hỏa?
Do đi bus sẽ mất nhiều thời gian hơn và không an toàn do khu vực Vân Nam là vùng núi hẻo lánh, dễ có trộm cướp hoặc tai nạn do bất cẩn.
Thời gian đi từ Côn Minh à Lệ Giang và ngược lại dao động từ 8-10 tiếng tùy theo chuyến tàu. Từ Đại Lý à Lệ Giang dao động từ 2-3 tiếng tùy chuyến tàu.
Thời gian tàu chạy từ 6h sáng đến 23h đêm.
Trên tàu sẽ có tầm 10 toa với các hạng ghế với giá tiền tăng dần:
Đứng (đúng nghĩa là đứng nhé quý vị) – Ngồi Cứng – Ngồi Mềm – Nằm Cứng (140-150 tệ chuyến CM-LG) – Nằm Mềm – Toa Gia Đình (cực đắt, cực tiện nghi, không phải lúc nào cũng có)
toa 2
Bên ngoài hành lang
toa
Toa giường nằm
Sau khi book vé tàu thì ghi lại mã vé , đến nhà ga, bước đầu tiên là quét hành lý ở trước cổng, ra cổng số 1 để đổi vé, sau đó đem vé đền quầy kiểm tra, quét và và đến phòng chờ. Cửa soát vé lên tàu mở trong khoảng 30 phút trước giờ tàu chạy. Trong khu vực ga tàu sẽ có bán đồ ăn thức uống và có nhà vệ sinh, tạm được thôi chứ không sạch sẽ mấy. Nên đến ga Côn Minh trước 2 tiếng để đổi vé, đến ga Lệ Giang trước 1 tiếng 15 phút để đổi vé.

j. Đổi Tiền

Tùy vào nhu cầu tiêu tiền của các bạn mà cần đổi nhiều hay ít. Nhóm tụi mình đi 6 người trong 8 ngày. Mỗi người đổi từ 3000-3500 tệ (tỷ giá 3600VND/Tệ cuối tháng 3/2018, tức tầm 12-13tr). Gía phòng toàn chuyến từ 250-300 tệ/người. Chi phí ăn uống dao động từ 500-700 tệ/người toàn chuyến (ăn uống thoải mái ko ngại mưa rơi nhé). Chi phí vé cổng và di chuyển tầm 1400 tệ toàn chuyến. Mình đổi 3300, và còn dư 800 tệ tận lúc về. Lưu ý là bạn sẽ khó có thể tìm thấy ATM chấp nhận thẻ Visa hay Master, nên mình khuyên đổi tiền trước, đừng dùng thẻ đem theo. Mình và bạn mình đi dù là đi tàu hỏa vẫn không bị móc túi hay trộm cắp chi hết, an ninh TQ tốt thế còn gì
k. Phương Tiện Di Chuyển
Phương tiện di chuyển chủ yếu của cả chuyến đi là Tàu Hỏa, taxi và xe khách, có cả đi bộ nữa . Do các thành phố thuộc tỉnh Vân Nam vẫn chưa có hệ thống tàu điện ngầm nên hơi cực một chút, nhờ vậy mà được dịp trải nghiệm đủ các thể loại xe.
Mình hay nghe nói ở Vân Nam ko cần mặc cả với taxi làm gì vì giá đó là giá chốt, nhưng thật ra taxi nào cũng có đồng hồ công tơ mét nên khỏi lo bị chém. Một chặng đi của 6 đứa mình khoảng 4-5km là 12-15 tệ một xe.
Xe đi Shangri La từ Lệ Giang cứ cách 30ph sẽ có một chuyến. Bắt đầu từ 7h sáng cho đến 18h chiều, thời gian xe đi là từ 3,5-4 tiếng. Chặng đường này qua nhiều đèo cao nguy hiểm mà xe cũng hơi lắc. Gía 55-70 tệ/chiều
Xe đi từ Lệ Giang đến Lugu thì bọn mình nhờ khách sạn đặt giúp. Xe bus xuất phát từ bến ở Quảng Trường Ngọc Hà trong phố cổ thì một ngày chỉ có một chuyến lúc 9h thôi. Còn xe này là xe của công ty du lịch, xuất phát lúc 7h30, đi 4 tiếng đến Lugu. Trên xe có scam mua tour của người Mosuo ở Lugu nên các bạn cân nhắc. Gía 150 tệ khứ hồi/người

l. Vật Dụng Cần Thiết

Về khoảng vật dụng cần thiết thì mình cũng không có bí quyết gì nhiều. Nếu đi mùa lạnh hoặc đầu xuân thì nên mang theo nhiều áo ấm, do nhiệt độ ở 3 vùng trên thay đổi rất thất thường, lúc lạnh cực kỳ nhưng vài tiếng sau đã nắng nóng hẳn (ko phải kiểu đổ mồ hôi ào ào đâu). Ngoài ra do phải đi núi khá nhiều và địa hình đường đi ở phố cổ Lệ Giang trơn trượt nên ko khuyến khích các bạn mang theo guốc hay giày cao gót nhé . Kem chống nắng là vật bất ly thân, do độ cao lớn nên tia UV nhiều hơn dưới vùng thấp. Ngoài ra sạc dự phòng không nên đem quá 20000Mh do bên hải quan sẽ xét rất kỹ vấn đề này.
m. Update Thông Tin Và Các Vấn Đề Khác
Do Trung Quốc bị bao bọc bởi tường lửa internet nên không phải lúc nào thông tin cũng được update đầy đủ, đặc biệt là các vùng vắng khách. Nên để theo kịp với thông tin về lễ tết, giao thông, lịch đóng mở cửa các địa danh, bạn nên update trên các website như Tripadvisor, Lonely Planet, Wikitravel. Đặc biệt là Tripadvisor, sẽ luôn có người update thông tin cho bạn.

2. Lịch Trình

Bạn có thể tham khảo lịch trình đi của mình như sau:
Ngày 1: Nơi xuất phát – Côn Minh – Lệ Giang
Ngày 2: Lệ Giang – Shangri La – Thạch Ca Tuyết Sơn
Ngày 3: Tùng Tán Lâm Tự – Lệ Giang
Ngày 4: Phố cổ Lệ Giang – Công viên Hắc Long Đàm
Ngày 5: Ngọc Long Tuyết Sơn (Vân Sam Bình + Lam Nguyệt Hồ)
Ngày 6: Lệ Giang – Lugu
Ngày 7: Lugu – Lệ Giang – Côn Minh
Ngày 8: Côn Minh – Nơi xuất phát

3. Địa Điểm

+ Côn Minh

Côn Minh là thủ phủ của tỉnh Vân Nam, là vùng cung cấp hoa cho cả nước. Có thể nói thời tiết Côn Minh 4 mùa mát mẻ do nằm trên độ cao tầm 1500m. Ở Côn Minh di chuyển rất thuận tiện do có hệ thống tàu điện ngầm (điều mà mình thầm thán phục ở một tỉnh vùng ven như thế). Từ Côn Minh đi đến các điểm lớn ở Vân Nam thông thường người ta sẽ dùng tàu hỏa (nhà ga Côn Minh). Các địa điểm tham quan ở Côn Minh khá ít, chủ yếu chỉ tập trung ở Vườn Thú Côn Minh (nơi bạn có thể ngắm hoa đào), Hồ Điền Trì (hải âu sẽ bay về đây từ tháng 11 tới cuối tháng 3), các vùng đất ngập nước, thác nhân tạo và đương nhiên là các mall.
Sân bay dân dụng lớn nhất ở Côn Minh là SB Quốc Tế Trường Thủy, có các đường bay đi nước khác và cả nội địa. Sân bay này theo mình thì khá rộng nhưng bên trong lại vắng tanh (chắc do ít khách đến). Hải quan thì khó khăn, làm việc mặt mũi rất mất cảm tình đấy.
Mình không có nhiều hoạt động ở Côn Minh. Đây chỉ là điểm dừng chân để nối chuyến tới các điểm khác ở Vân Nam thôi. Mọi người có thể tìm được các quán ăn nhỏ với giá từ 15-20 tệ ở khu vực ga Côn Minh (bên trong và bên ngoài đều có)
Ga tàu ở Côn Minh thì đông đúc với phức tạp nên mọi người cẩn thận. Ga có phần dơ và nhếch nhác hơn so với ở Lệ Giang nữa. Từ sân bay vào ga đi taxi tầm 80 tệ/xe/40 phút.

+ Shangri La

Shangri La trước đây chỉ là một thị trấn nhỏ thuộc huyện tự trị dân tộc Tạng – Địch Khách. Từ khi quyển sách Đường Chân Trời Đã Mất (The Last Horizon) được xuất bản thì người ta mới biết tới khái niệm Shangri La tức thế giới bồng lai hạnh phúc. Cũng vì độ hot của cụm từ Shangri La mà chính quyền Trung Quốc đã đổi tên chỗ này từ Đức Trọng thành Shangri La và cho lập cả một làng cổ Đức Trọng trong thị tứ nhỏ bé này. Bây giờ Shangri La đang ngày càng phát triển, dù mang dáng dấp du lịch hóa nhiều nhưng mình vẫn cảm nhận rõ được nét cổ kính và bình dị những ngày đầu tháng 4 tại đây. Trái ngược hẳn với Lệ Giang, Shangri La mang một nét buồn hơi ảm đạm nhưng vẫn có phần lạc quan. Nếu bạn thích không gian cổ kính mà trầm mặc thì Shangri La là điểm đến hàng đầu của bạn rồi đó. Nhiệt độ ở đây lúc mình đi là từ 1-5 độ cả ngày, rất lạnh!
ảnh 3
Trên đường lên Shangri La phong cảnh như thế này
ảnh 4
Đường nội đô Shangri La
ảnh 5
Đồ bàn Mandalay của người Tạng trước cổng vào thị trấn

Phố Cổ Đức Trọng

Điểm đến chính thức và phổ biến nhất ở Shangri La. Khu vực phố cổ bán kính tầm 1-2km bao quanh Quảng Trường Quy Sơn. Các ngôi nhà trong phố cổ đa số là làm từ gỗ với lỗi kiến trúc Tạng đặc trưng. Ban ngày khu phố có vẻ vắng lặng (dù những ngày mình đi là ngày lễ quốc gia – Thanh Minh), đến ban đêm thì cũng có phần sôi động hơn một chút nhưng cũng không có gì khả quan hơn. Nhờ vậy mà những người có phần “ba phải”  như mình được dịp thích thú ví không quá ồn ào đông đúc. Buổi sáng tầm 8h, khi khu phố chưa có ai, là lúc mình đi chụp ảnh khu phố (và đừng quên là rất lạnh). Ngoài ra thì buổi tối lên đèn và buổi chiều chạng vạng cũng khá đẹp.
ảnh 6
Một con đường trong khu phố cổ
ảnh 7
Kiến trúc nhà ở Shangri La
ảnh 8
Phố cổ lên đèn

Thạch Ca Tuyết Sơn

Nằm khá gần phố cổ, chỉ tầm 5-6km nên Thạch Ca Tuyết Sơn là điểm có thể đi trong ngày. Khu này thực chất có tên là Thung Lũng Trăng Xanh (giống hệt với cái ở Lệ Giang nhưng đừng nhầm lẫn) do có khá nhiều khu vực trong một vùng núi như thế. Đỉnh của núi là đỉnh bằng, có tuyết vào mùa đông và sang xuân, mùa hè tuyết sẽ tan hết. Gía taxi chở bạn đến đây và quay về là 50 tệ/xe. Gía vé cổng và cáp treo là 260 tệ/người.
Tuyến cáp treo theo mình thấy thì khá không ổn do lắc với rung hơi nhiều, nhưng cũng đáng đồng tiền bát gạo với cá giá cả triệu đồng. Điểm dừng đầu tiên là thảo nguyên cỏ. Ở đây bạn sẽ thấy một cánh đồng cỏ bao la với background là núi tuyết phía sau. Mình đi ngày mùa cuối đông đầu xuân nên cỏ đâu chẳng thấy, chỉ toàn một màu cỏ vàng ui ui.
Tuyến cáp treo số 2 sẽ đưa bạn lên thẳng đỉnh Thạch Ca Tuyết Sơn, ngọn núi cao 4500m trên mực nước biển. Lúc mình đi trên đỉnh còn nhiều tuyết và có gió nữa, nên lạnh tê tái tim gan, nhiệt độ lúc đó cũng phải -4, -5 độ. Chỉ có thể bước đi chậm chậm và vừa đi vừa mong cho mình đi nhanh hết do quá lạnh! Nhưng bù lại bạn sẽ thấy tuyết ở mọi nơi. Cờ Lungar bay phấp phới và một view vô cùng hoành tráng (chỉ cần bạn chịu lạnh được). Mấy ngọn núi tuyết xa xa, ôi lần đầu tiên thấy tuyết mà lại đau khổ như thế!
Rất may là ở ngay trên ga cáp treo có bán mì, xúc xích nướng nên có thể tẩm bổ giữ ấm nếu thấy lạnh quá. Gía cũng khá chát, 10 tệ/ly mì trong khi ở dưới chỉ có 5 tệ
ảnh 9
Phía trước là phòng bán vé cáp treo lên đỉnh Thạch Ca

ảnh 10ảnh 11

ảnh 12
Đã lên đỉnh Thạch Ca rồi đấy

ảnh 13ảnh 14

ảnh 15
Cờ Lungta treo khắp nơi

Quảng Trường Quy Sơn

ảnh 16
Bao quát quảng trường Quy Sơn
Quảng trường Quy Sơn là trung tâm của phố cổ Đức Trọng và cũng là nơi đẹp, vui nhất toàn khu vực phố cổ. Phía trước quảng trường là khu vực nhảy múa của người Tạng, mỗi ngày họ múa ba buổi là trưa, chiều và tối. Thật ra thì mình thấy kiểu múa như vậy khá rập khuông với có phần “giả tạo”, nhưng cũng có lời khen cho chính quyền Trung Quốc đã biết cách lấy lòng du khách . Nói chung quy lại xem cũng vui mắt, nếu thích bạn có thể lại múa chung với họ cũng được. Ngoài ra buổi sáng tại khu quảng trường cũng có các cô chú đem bò Yak trắng với chó Ngao ra cho các anh chị chụp ảnh sống ảo với giá 10 tệ/lần. Thật đúng là biết kinh doanh ^^
Ngay Quảng Trường còn có chùa Quy Sơn cũng là lối kiến trúc Tạng, nhưng đặc biệt là có Chuyển Kinh Luân cực lớn (pháp cụ tu hành của người Tạng), xoay một vòng Chuyển Kinh Luân là tụng xong một câu kinh, mang lại phước báu và sự an yên cho mình. Cái Chuyển Kinh này rộng tầm 15 người kéo, một hai người sẽ không kéo được nó mà phải cần sức từ 7-8 người trở lên. Tớ đã thử kéo một mình và thất bại . Ngoài ra quanh khu vực đó có treo rất nhiều cờ Lungar với hoa đào nở đỏ đỏ hồng hồng nhìn rất thích. Có thể xem đây là nơi view phố cổ đẹp nhất do nằm trên cao. Ban đêm lại còn đẹp hơn do cả quảng trường được thắp đèn xanh đỏ tím vàng ấy.
Rất dễ bắt gặp hoa đào tại Shangri La do đầu tháng 4 mới là mùa xuân ở đây. Đây cũng là lần đầu tiên mình thấy tận mắt hoa đào nở rộ và đẹp như thế. Cảm giác lúc ấy sung sướng khó tả ghê gớm lắm.
ảnh 17ảnh 18ảnh 19

ảnh 20
Đại chuyển kinh luân trong chùa
ảnh 21
Chùa Quy Sơn về đêm

Tùng Tán Lâm Tự

Tệp_008(3)

Lại một công trình khác của người Tạng. Tùng Tán Lâm Tự là tu viện phật giáo tạng lớn nhất vùng Vân Nam, do Đạt Lai Lạt Ma thứ V xây dựng, mô phỏng từ tu viện Potala ở Lahsa, thủ phủ của Tây Tạng. Tuy không hoành tráng và diễm lệ bằng Potala nhưng Tùng Tán Lâm cũng là một điểm nhấn cho Shangri La. Từ cổng tu viện đã thấy “chất Tạng” nổi bật từ những hoa văn, cấu trúc tu viện cho đến các thầy tu mặc áo cà sa đỏ, làm mình nhớ đến Khưu Ma Trí và tăng ni trong TLBB. Lối lên tu viện khá cao, đi khoảng 40 – 50 bậc thang, từ trên có thể nhìn xuống toàn khu vực Ganden Sumtseling gồm tu viện và hồ Lamuyangco. Bên trong tu viện là nơi các nhà sư tu tập và thiền định. Mà với lượng du khách đổ về hàng ngày như vậy ko biết các nhà sư tu tập như nào @@. Bên ngoài bao quanh tu viện là hồ Lamuyangco. Hồ khá rộng, đi bộ phải mất 1 giờ đi liên tục mới hết một vòng hồ. Từ hồ có view rất đẹp nhìn ra Tùng Tán Lâm Tự. Cảnh vật hôm mình đi dù có hơi âm u do trời mưa, nhưng phong cảnh lại hữu tình với hàng cây khô, giống như đang ở Hàn Quốc mùa thu vậy (Hơi quá!). Lưu ý: giá vé cổng là 110 tệ/người bao gồm cả xe buýt từ cổng văn phòng vé đến cổng tu viện (3km)
Tệp_009(3)
Bên trong khuôn viên Tùng Tán Lâm

Tệp_002(3)

Tệp_001(3)
Hồ Lamuoyangco
Tệp_000(3)
Con đường đi xung quanh hồ

+ Lệ Giang

ảnh 27
Lệ Giang buổi sáng sớm
ảnh 28
Zoom cận cảnh đỉnh Ngọc Long tháng 4
Mình đọc nhiều review nói rằng, nếu bạn đã trót thích Phượng Hoàng Trấn thì bạn sẽ phát điên vì Lệ Giang. Mình biết Phượng Hoàng Trấn, và cũng biết Lệ Giang. Nhưng cái danh của Phượng Hoàng Trấn quá lớn khiến niềm yêu thích của mình dành cho nó mai một dần khi càng ngày càng nhiều người muốn tới Phượng Hoàng (mình là đứa luôn đi ngược số đông mà ). Và dù chưa từng thấy Phượng Hoàng, cũng đã đi qua 2 khu phố cổ (đơn cử là Hội An với Penang), thì Lệ Giang xứng đáng được mình chấm điểm top của top. Dù chỉ ở Lệ Giang 2 ngày 3 đêm nhưng mình đã trót thích bầu không khí nơi ấy, nét mộc mạc ban sáng và cả bầu không khí sôi động ban đêm. Chưa bao giờ mình thích một khu phố cổ nhiều đến vậy. Nhưng Lệ Giang không chỉ có phố cổ, mà đó còn là một thành phố với độ cao 2400m, quanh năm mát mẻ, không khí trong lành. Mọi thứ ở Lệ Giang trong sáng và có cái hồn rất đẹp. Hoa nở còn nhiều hơn ở Côn Minh. Lệ Giang còn nức tiếng với nền văn hóa Đông Ba của người Nạp Tây chiếm 30% dân số thành phố, với bảng chữ tượng hình thú vị. Khỏi phải nói Lệ Giang là điểm nhấn của cả chuyến hành trình đối với mình.

Phố Cổ Lệ Giang

Khỏi phải nói tới độ ảo và đẹp của em nó. Dù mình thấy các phố cổ của Trung Quốc từ Hàng Châu, Tô Châu, Chiết Giang cho tới Giang Nam đều na ná nhau, nhưng cái khiến Lệ Giang khác biệt chính là những con kênh nhỏ nhỏ chảy dọc qua phố cổ, không quá rộng lớn để tàu thuyền qua lại như ở Tô Châu nhưng vẫn đẹp. Thời điểm đẹp nhất không phải là lúc mọi người đổ xô ra phố cổ mua đồ hay ăn uống trong các hàng quán mà là khi trời vừa sáng. Mình vẫn còn nhớ lúc ấy là 8h sáng, dù trời vẫn còn khá âm u do cơn mưa ngày hôm trước, nhưng trên những con đường lát đá chỉ có mình và vài ba người khác mới tới, hoặc cũng đi dạo phố sáng sớm như mình. Những ngôi nhà cổ vẫn chưa mở cửa, chỉ có mái ngói xám và cả khu phố được nhuộm đỏ bằng đèn lồng và những cánh cửa. Đi thêm một đoạn nữa thì có những khóm hoa nhỏ và các quán cà phê bắc ngang qua con nước nhỏ xíu. Không thể diễn tả bằng lời vẻ đẹp của Lệ Giang. Từ khoảng 10 giờ trưa là lúc phố cổ bắt đầu đông và các hàng quán cũng mở cửa hết. Lúc này thì hằng hà sa số con người từ khắp nơi đổ về, tuy đông nhưng cũng không đến nối quá ồn ào. Các hàng trống liên tục gõ mấy bài như Tiểu Bảo Bối, bài hát chủ quyền của Lệ Giang

ảnh 29

Thức ăn trong phố cổ nếu ăn ở các Food Court thì dao động từ 10-25 tệ một món/ một người ăn. Ngoài quảng trường Tứ Phương thì có các nhóm múa của người dân tộc Nạp Tây, xem cũng thích mắt. Đi xa hơn một chút là Bánh Xe Nước lớn (đương nhiên chỉ để làm cảnh) với quảng trường Ngọc Hà. Quảng trường này rộng và đẹp hơn Tứ Phương do có mấy cây hoa đào nở rộ.
Tệp_001Tệp_001(2)Tệp_001(1)
ảnh 34
Hoa đào ở Lệ Giang
ảnh 35
Chuông gió treo cầu may
ảnh 33
Bánh xe nước lớn ngoài quảng trường Ngọc Hà
Buổi chiều thì có thể lên Vạn Cổ Lầu ngắm toàn cảnh Lệ Giang hoặc ngồi uống cà phê ở quán cao nhất mà ko cần vào Vạn Cổ Lầu làm gì cho tốn 60 tệ vẫn thấy Lệ Giang đẹp ngất ngây.
ảnh 36
Ban đêm ở Lệ Giang dù hàng quán sáng đèn, có bar xập xình nhưng vẫn thấy phố cổ đẹp lạ thường. Nói chung bạn sẽ không thất vọng khi tới Lệ Giang.
ảnh 37ảnh 38

ảnh 39
Đêm về trên phố cổ

Công Viên Hắc Long Đàm

Tệp_001

Công viên này không nằm trong khu vực phố cổ mà cách Bánh xe nước lớn tầm 10ph đi bộ. Phí vào công viên là 80 tệ, hay còn được xem là phí bảo tồn cổ trấn Lệ Giang dù công viên với cổ trấn chả ăn nhập gì nhau 😊. Công viên nhìn vậy chứ rất rộng, muốn đi hết một vòng cũng phải 1 tiếng hơn chứ đừng nói tới việc chụp ảnh. Cái background nổi bật nhất vẫn là cây cầu đá + lầu vọng cảnh giữa hồ. Ngày mình đi đáng tiếc là trời đổ mây nên không thể thấy đỉnh Ngọc Long được. Công viên tầm đầu tháng 4 nở rất nhiều hoa đào, nên cũng là điểm nhấn chứ không thì toàn cây là cây. Đây là kiểu công viên đi bộ dạo ngắm cảnh, không khí mát mẻ và thoáng. Ngoài việc đi bộ ra thì cũng không có nhiều hoạt động khác. Trong công viên có đồi Voi nhưng phải mất 2h leo lên leo xuống mà mình thì không có thời gian.
ảnh 41

Ngọc Long Tuyết Sơn

Nếu Lệ Giang đẹp một cách bình dị thì Ngọc Long Tuyết Sơn lại làm con người ta kinh ngạc với cảnh tượng hùng vĩ của núi tuyết và thiên nhiên. Là dãy núi gồm 12 đỉnh thuộc dãy Hi Mã Lạp Sơn, Ngọc Long cao 4650m trên mực nước biết và là “background” đẹp nhất của cả thị tứ Lệ Giang. Những ngày trời quang từ Lệ Giang có thể thấy đỉnh Sơn Tử Đầu từ phố cổ (nhưng rất tiếc mình ko có cơ hội đó ). Ngọc Long rất rộng lớn, phải mất tận 2 ngày mới có thể đi hết cả khu vực ngọn núi. Các khu vực trong Ngọc Long nổi tiếng nhất là đỉnh núi tuyết 4650m Sơn Tử Đầu tuyết phủ quanh năm (nhưng từ mùa hè tới mùa thu tuyết sẽ giảm rất nhiều), cánh đồng cây Cam Hải Từ với background là núi tuyết, Vân Sam Bình – cánh rừng thông với mảng thảo nguyên trông ra đỉnh Sơn Tử Đầu, Mao Ngưu Bình – cánh đồng cỏ rộng lớn ở độ cao 3500m nơi có bò Yak gặm cỏ, Lam Nguyệt Hồ – hồ nước trong xanh như ngọc dưới chân núi, Làng người Nạp Tây, và một khu đền chùa gì đó. Thường thì người ta chỉ đi Sơn Tử Đầu, Lam Ngọc Hồ và xem Ấn Tượng Lệ Giang. Nhiêu đó cũng đã mất 1 ngày trời. Cực kỳ tiếc là lần này mình không xem được show ATLG do ko có thời gian mà chỉ đi được Cam Hải Từ, Lam Nguyệt Hồ với Vân Sam Bình, nhưng bao nhiêu đó thôi cũng nghẹt thở và đẹp hớp hồn rồi.
Thứ tự di chuyển như sau: Cam Hải Từ (ATLG diễn ở đây) -> Sơn Tử Đầu (cáp treo) -> Lam Nguyệt Hồ -> Vân Sam Bình (cáp treo) -> Mao Ngưu Bình (cáp treo) -> Làng Naxi -> Khu đền chùa.
ảnh 42
Cam Hải Từ
Từ phố cố đến Ngọc Long mất 40ph đi xe ô tô, giá 20 tệ/người/chiều và có thể bắt xe tại quảng trường Mao Trạch Đông (quảng trường Mặt Trời Đỏ)
Gía vé cổng Ngọc Long : 130 tệ (bọn mình được cô lái xe bày cho trốn vé, mình ko khuyến khích cách làm này, nhưng nếu bạn muốn tiết kiệm, cứ thử hỏi tài xế)
Gía cáp treo Vân Sam Bình: 55 tệ khứ hồi
ảnh 43
Đường dẫn vào Vân Sam Bình
ảnh 44 - Copy
Cánh đồng tuyết trắng xóa
ảnh 45 - Copy
Khung cảnh hùng vĩ khi mây tan
Gía cáp treo Mao Ngưu Bình: 65 tệ khứ hồi
Gía cáp treo Sơn Tử Đầu: 180 tệ khứ hồi (20ph, xếp hàng mua vé và lên cáp treo rất rất mệt do ai cũng đi cái này)
Lam Nguyệt Hồ: đã bao gồm trong tiền vé.
Tệp_000 (1)
Lam Nguyệt Hồ
Tệp_000
Màu nước khó tin ở Lam Nguyệt Hồ

Tệp_001 (6)Tệp_000(7)

Vé xe bus đi từ Cam Hải Từ lên Lam Nguyệt Hồ + Vân Sam Bình + Mao Ngưu Bình: bắt buộc mua giá 20 tệ, hoặc có thể kêu tài xế xe chở đi khỏi mua, đồng giá.
Bình oxy: 50-100 tệ (nếu ko bị sốc độ cao thì khỏi mua, chỉ cần đi nhẹ nói khẽ cười duyên là sẽ ko bị )
Áo khoác: thuê 60 tệ/cái (có thể tự chuẩn bị đem theo)
Tổng cộng nếu các bạn đi hết các điểm chỉnh là tầm 400 tệ

+ Lugu Hồ

Tệp_005
Lugu hồ hay còn gọi là Nữ Nhi Quốc phiên bản thực
Hồ Lugu, hay còn được gọi với biệt danh “Nữ Nhi Quốc”, là nơi sinh sống của tộc người Mosuo
Xem trọng nữ quyền. Đàn bà, phụ nữ có quyền lực rất cao trong gia đình, đàn ông chỉ có việc sinh con cho họ, xong lại phải về nhà. Một năm chỉ được qua thăm con vài lần, ngoài ra ko có nhiều chức năng khác. Và họ không hề kết hôn mà chỉ đến với nhau “tình một đêm” . Đó là lý do tại sao nơi này được gọi là “Nữ Nhi Quốc”, và cũng là nguồn ý tưởng khởi sinh cho tác phẩm Tây Du Ký huyền thoại. Hồ Lugu rất rộng, phải đến 80km, đi xe mất 2 tiếng mới đi được một vòng hồ mà không dừng lại. Hồ nằm ở địa phận 2 tỉnh là Tứ Xuyên và Vân Nam. Nhưng vui và nhiều dịch vụ nhất vẫn là tỉnh Vân Nam.
Gía vé vào khu vực hồ là 100 tệ/người, xe sẽ dừng cho bạn tự mua vé qua cổng. Xe đi Lugu bọn mình nhờ bên khách sạn gọi, tổng giá 150 tệ/người/khứ hồi, muốn về giờ nào thì gọi cho lơ xe để nhắc. Nói chung xe này đông người mà ghế ngồi không thoải mái, lơ xe là người Mosuo nhưng lại có kiểu scam tour du lịch Lugu. Nếu ko mua sẽ làm thái độ này nọ, còn bảo bọn mình là người ngoại quốc ko mua sẽ ko đi chơi được ở hồ. Cực kỳ ghét thái độ như vậy.
Chung quanh hồ Lugu, điều thú vị nhất là đi ngắm cảnh sông nước. Nước trong hồ rất trong nhưng có rêu nên ko tắm được. Bạn có thể nhờ chỗ nghĩ chở đi một vòng hồ tham quan hoặc thuê xe ngoài đều như nhau 300 tệ xe 6 người. Đi ít vẫn 300 tệ mà chia ra. Đi một vòng hồ chơi như vậy mất khoảng 4 tiếng vừa đi vừa dừng lại ngắm cảnh. Do xe đi qua nhiều con đèo dốc và cao nên cảnh sẽ rất đẹp. Ngoài ra bạn còn được dừng ở Cầu Tảo Hôn, nơi hai người đi qua cầu với nhau sẽ nên duyên vợ chồng. Mà chỗ này đông vãi khiếp chả làm ăn gì được .
Theo mình thì những ngày ở Lugu là ngày thư giãn nhất do không khí trong lành mà nhịp độ sống lại chậm rãi. Buổi sáng sớm ra ngắm hồ nước, ánh sáng chiếu vào đẹp lung linh. Tối có hứng thì ra thơ thẩn bờ hồ ngắm sao uống trà uống bia. Các bạn nào không thích kiểu yên ắng sẽ thấy Lugu chẳng có gì đẹp, nên cân nhắc địa điểm này.
Tệp_004Tệp_005(1)Tệp_001Tệp_002Tệp_000 (35)Tệp_000 (36)Tệp_000(1)

4. Ẩm Thực

Điều làm mình thất vọng nhất chuyến đi là đây. Danh tiếng ẩm thực Trung Hoa vang dội là vậy mà khi ăn vào thì thật là ngao ngán đáng sợ. Đây là ý kiến khách quan vì 5 người còn lại đi chung với mình cũng đánh giá như vậy. Đồ ăn Trung Quốc nhiều dầu mỡ, ít rau, mà vị lại không đậm đà, kiểu chỉ có 2 vị điển hình lập đi lập lại: mặn và nhạt, hết! Thức ăn trong một món ăn cũng không phong phú. Dù là đặc sản Vân Nam nhưng gần 1 nữa là ăn vào muốn khóc thét do quá dở, dở kinh dị. Người ta nói đi TQ nên mua mì theo ăn kèm mà tôi đâu tin  (dù vậy mì ở TQ rất ngon). Nhưng mình nghĩ dù dở đến thế nào cũng nên thử cho biết, vì sẽ không có cơ hội mà thử lại. Dưới đây là list một vài món ăn mình gợi ý:
Bánh phô mai bò Yak – 4/5 – ngon, giá hơi mắc 15 tệ/miếng nhưng ăn xong là muốn ăn thêm, có bán ở quảng trường Ngọc Hà, chỗ đường thẳng đi lên Hắc Long Đàm (gần một quán bán đồ ăn tổng hợp)
ảnh 59
Đồ ăn vặt ngoài ga tàu Lệ Giang – 4/5 – ngon lắm, như kiểu bánh crep, mà chỉ 10 tệ một cái ăn no luôn, có nhân là trứng, xà lách, bún, xúc xích và thịt
ảnh 60ảnh 61
Bún Qua Cầu (Đặc sản) – 3/5 – tạm được, nước dùng béo, ăn trong một cái tô rất to với nhiều nguyên liệu, nguồn gốc có thể lên GG search, bán đầy khắp Lệ Giang. Nhiều giá tùy vào độ to của bát bún từ 28-70 tệ đều có.
ảnh 62
Các nguyên liệu ăn bún qua cầu

ảnh 63

Các Loại Lẩu – 3.5/5 – ngon, đa số các loại lẩu đều ngon, không cho rau nhiều như VN đâu, giá cũng tầm cả trăm tệ một nồi ăn được 4-5 người. Có các loại lẩu như lẩu nấm thuốc bắc, lẩu gà, lẩu bò Yak đều ngon. Ăn kèm với cơm
ảnh 64ảnh 65
Trà Bơ4/5 – Ngon lắm, trà có vị thanh nhẹ của trà, vị bơ ngọt ngọt không quá béo. Uống nóng trong mùa lạnh thì còn gì bằng. Một bình 40 tệ uống được 6 người 2 -3 cốc. Đặc sản của Shangri La
ảnh 66
Thạch Kê Đậu – 1/5 – Dở siêu dở, nhiều khi cho 1/5 thấy còn nhân từ lắm . Món này là một hỗn hợp bột rau câu hay gì đó cắt miếng trong vắt, ăn lạnh tanh, ăn với nước tương, đậu đỏ và ớt. Mùi vị nước tương rất ghê, mặn mặn chua chua kỳ lắm, là đặc sản Lệ Giang.
ảnh 67
Đậu Hũ Cay – 2/5 – Cái này đỡ hơn cái trên một chút thôi do đậu hũ nóng, nhưng vẫn dở. Không cay lắm như mình tưởng, là đặc sản Tứ Xuyên. 10 tệ/phần
ảnh 68
Bánh Hoa Hồng – 3/5 – Bán ở khắp mọi nơi tại Lệ Giang, giá rất rẻ chỉ từ 2-5 tệ/cái. Bên trong bánh là nhân hoa hồng, là bánh ngọt, bánh nhiều lớp nên ăn khá ngán và bột. Bù lại nhân hoa hồng ngon ngọt, lạ vị, mà không phải lúc nào nhân cũng nhiều
Thịt Bò Yak Nướng – 4/5 – Ngon, thịt bò Yak không dai, mềm mềm, vị vừa ăn mà có một ít ớt rải lên cay cay the the nữa. Mùa lạnh đi mà ăn là cực ngon. 5 tệ/xâu
ảnh 69
Ba Ba – 2.5/5 – tàm tạm, bánh nhiều lớp, bột nhiều chứ nhân rất ít, ăn cho biết, không đặc sắc mà lại là đặc sản của Lệ Giang
ảnh 70
Tiểu Long Bao4/5 – bánh bao nhân thịt phiên bản nhỏ, rất ngon, làm vị vừa ăn, vỏ bánh không quá dày nên không ngán. Món này xuất sắc bán đầy ở Lệ Giang. Gía 10 tệ/phẩn 6 cái
ảnh 71
Dimsum – 3.5/5 – Tùy hàng quán mà ngon hay không, có hàng vỏ bánh khô mà nhân ít, mà lại có hàng cực ngon luôn. Gía cũng rẻ nữa, từ 10 – 15 tệ khoảng 7-8 cái nhân thịt. Bán khắp mọi nơi, nhiều nhất là Lệ Giang và Lugu
ảnh 72ảnh 73
ảnh 74
Các Món Tứ Xuyên – 4.5/5 – Cực ngon, phải nói là ngon nhất chuyến đây. Bán nhiều ở Lugu do tiếp giáp Tứ Xuyên. Đồ ăn TX nhiều ớt, món nào cũng có ớt, mà không cay như mình nghĩ, cay tầm 2-3/5 thôi. Nhiều dầu mỡ nhưng vị rất vừa ăn luôn. Ăn vào miếng nào là sung sướng miếng đó
ảnh 75ảnh 76ảnh 77
Sữa/Sữa Chua Bò Yak – 3/5 – Bán nhiều ở Lệ Giang và Shangri La, đặc biệt sữa chua ở Shangri La mới có. Uống giống sữa bò thường, đặc biệt sữa chua cực chua, chua như ăn chanh sống nên phải dặm đường. Người Tạng làm thủ công bán ở cổng Song Zan Lin nhiều lắm, giá từ 5-10 tệ/ hũ ăn cho biết.
ảnh 79
Sữa chua
ảnh 78
Sữa
Xúc Xích Nướng – 4/5 – Bán đầy ở khắp nơi, đặc biệt là Thạch Ca và Ngọc Long do rất lạnh, ăn vào ấm áp hẳn cả người. Quan trọng là ngon dù hơi khác xúc xích của mình (vừa ăn hơn), một xâu 10-15 tệ cây xúc xích to.
Các loại bún, mì – 2-2.5/5 – tùy loại bún mì nhưng đa số là không ngon, nước dùng thì cũng nhạt nhẽo hoặc rất mặn, đồ ăn thịt bò, thịt heo thì ít, tầm 10-20 tệ/tô
ảnh 81ảnh 82ảnh 80ảnh 83

5. Tips

Thật ra cũng ko có tip gì lớn lao, do thông tin về Trung Quốc thiếu thốn mà người Việt Nam chúng ta hay nghĩ qua TQ sẽ bị bắt cóc, tống tiền các kiểu nên mọi người nên lưu ý một số điều nhỏ sau đây thôi
– Nhà vệ sinh ở TQ rất ghê, và không có sẵn giấy vệ sinh, nên đi đâu cũng cần đem giấy theo (trừ ở khách sạn hay trong phố cổ Lệ Giang), xuống cấp, ẩm thấp và bốc mùi kinh lắm
– Ngủ trên ga tàu nên chú ý cất đồ và tiền bạc do đó là không gian mở, ngủ trên các giường trên và giữa sẽ chật hơn rất nhiều so với giường dưới
– Lúc book trên Ctrip nên để tên theo thứ tự đúng trên Passport chứ đừng làm theo nó kêu. Vì tên mình sẽ bị ngược. Tức là nên tách tên thành Nguyen và Quốc Thái (tên mình), chứ đừng làm theo nó sẽ ra tên Nguyen và Thái Quốc.
– Mặc cả, trả giá bất cứ món gì ở Trung Quốc nhé.
– Người Việt Nam nhiều khả năng sẽ bị hải quan dò xét, chứ ko phải đóng mộc xong là đi đâu.
Chỉ có bấy nhiêu thôi, chúc các bạn có một chuyến đi vui vẻ ^^

1 Comment

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s